Tác giả: | Cập nhật lần cuối: 23-09-2023 | 726 lượt xem

Họ Trần có ý nghĩa gì? Tìm hiểu nguồn gốc của họ Trần.

Danh từ họ Trần bắt nguồn từ họ Quy (媯, bính âmGūi), một họ Trung Quốc cổ, hậu duệ của vua Thuấn, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế.[3] Khi Chu Vũ Vương thiết lập nhà Chu, ông đã dành vùng đất Trần cho các con cháu vua Thuấn thành lập quốc gia riêng. Để thể hiện sự kính trọng tới vua Thuấn, tiểu quốc Trần được xem là một trong ba khách quốc của nhà Chu (tam khác, 三恪, bính âm: Sān Kè), nghĩa là quốc gia này không bị lệ thuộc mà chỉ là khách. Vùng đất thuộc nước Trần khi cực thịnh là 14 ấp, với vị trí hiện tại thuộc miền đông tỉnh Hà Nam, cùng một phần tỉnh An Huy. Tuy nhiên, về sau, lãnh thổ này bị nước Sở chiếm đóng vào thế kỷ V TCN. Từ đó, những người sống tại đây lấy Trần làm họ của mình.

Vùng đất Trần thời Chu Vũ Vương cũng là nơi Vĩ Mãn (Quy Mãn), con Ngu Yên, hậu duệ vua Ngu Thuấn được phong vương và khởi sinh họ Hồ tại đây. Theo Sử ký Tư Mã ThiênHồ công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Tương côngTrần Thân công….

Như vậy, nước Trần thời Chu, kéo dài đến thời Xuân Thu, chính là khởi nguồn của họ Trần và họ Hồ trong các nước đồng văn Đông Á. bao gồm cả Việt Nam.

                                                                                                               Trần  là một nước chư hầu của nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc

Họ Trần tại Việt Nam

Họ Trần hiện nay chiếm khoảng 12, 1% dân số Việt Nam. Theo lối chiết tự, chữ Trần còn có thể đọc là Đông A. Do chữ Trần (陳) được ghép từ hai thành phần là Đông (東) và A (阿). Khi nhà Trần tại Việt Nam giành chiến thắng trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, khí thế chiến đấu của quân dân nhà Trần còn được gọi là “hào khí Đông A”.

Họ Trần xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào chưa rõ nhưng trong lịch sử đã có nhiều người Việt Nam mang họ Trần từ trước khi những người mang họ Trần gốc Trung Quốc di cư sang. Tiêu biểu như Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà vào năm 40 sau công nguyên.

Những người họ Trần gốc Bách Việt ở Tần Châu, tỉnh Phúc KiếnTrung Hoa đầu tiên di cư sang Việt Nam vào khoảng năm 227TCN, Trần Tự Minh giúp An Dương Vương kháng Tần thành công sau đó lập võ đường cư trú tại Kinh Bắc. Đến đời Trần Tự Mai di xuống xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường, tỉnh Nam Định. Về sau họ chuyển sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình

Năm 227 trước công nguyên, Phương Chính hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà (?), vì mâu thuẫn giữa người Hán và người Việt, đã theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam. Tự Minh được vua An Dương vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba cùng Cao Lỗ giúp chống lại Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, đất nước rơi vào tay cha con Triệu Đà, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc, hậu duệ phân ra nhiều nhánh.

Dựa trên nguồn tư liệu gia phả do Trần Ích Tắc viết, đối chiếu với lịch sử Việt Nam và Trung Quốc có thể hiểu: Trần Tự Minh trước kia làm tướng thời nhà Tần, giúp nhà Tần thống nhất Trung Quốc, được vua Tần phong tước Phương Chính hầu (lúc này Triệu Đà đang là một chức quan nhỏ, huyện lệnh huyện Long Xuyên thuộc nhà Tần nên chưa thể phong tước cho Trần Tự Minh được). Sau khi thống nhất Trung Quốc, năm 218 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đưa 50 vạn quân vượt Trường Giang xâm lược vùng Bách Việt ở phương nam. Bất bình với chính sách xâm lược, bành trướng của Tần Thủy hoàng, Trần Tự Minh theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam, tham gia lực lượng chống quân Tần lập công lớn, trở thành vị tướng tài ba của Thục An Dương vương. Khi Triệu Đà đem quân đánh chiếm nước Âu Lạc, Trần Tự Minh đã cùng tướng quân Cao Lỗ giúp An Dương vương chống quân xâm lược Triệu Đà. Con cháu Trần Tự Minh sống ở vùng Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh ngày nay).

Dòng thống tôn đến đời Trần Tự Viễn (582-637) nổi lên như một nhân tài kiệt xuất ở xứ Giao Châu. Hồi ấy ở Từ Sơn có sư Pháp Hiền, đệ tử của đại sư Ti- ni –đa- lưu- chi (Ấn độ) đang dụng công truyền bá đạo Phật Thiền Tông, thu nạp rất đông môn đệ. Lịch sử nhà Phật chép rằng: Sau khi Ti-ni-đa-lưu-chi tịch, sư Pháp Hiền vào Từ Sơn tập định. Thân hình ngài như cây khô, mọi vật ngã đều quên, các giống chim và thú rừng đến quấn quýt thân mật. Người người bấy giờ mộ tiếng theo học rất đông không kể xiết. Ngài bèn dựng chùa dạy học, cư tăng lúc nào cũng hơn 300 người, Thiền tông phương Nam bấy giờ là thịnh nhất.

Chú bé mồ côi kiếm củi gần chùa lúc bấy giờ là Trần Tự Viễn được sư Pháp Hiền thu nạp, yêu mến dạy cho học thông tam giáo (Phật, Nho, Lão) và cả võ công nữa. Sau nhiều năm tu luyện, Tự Viễn trở thành môn đệ xuất sắc nhất của phái thiền tông và cũng rất nổi tiếng võ công cao cường. Môn phái võ thuật của ông đặc sắc nhất của Phật phái thiền tông và ông đem võ công của mình cùng phật tử giúp dân chống lại sự đô hộ hà khắc của nhà Tùy, nhà Đường. Dân khắp vùng đều sùng kính tôn ông là Phật sống. Có lẽ đây là lý do giải thích vì sao dòng họ Trần sau này rất thượng võ nhưng cũng rất sùng đạo Phật. khai sáng Thiền phái Trúc Lâm trên núi Yên Tử.

Họ Trần di cư về Thái Đường

Họ Trần dòng thống tôn có chữ đệm là “Tự” cư ngụ ở Kinh Bắc, truyền đến đời Trần Tự An (1010-1077) mỗi ngày thêm hiển hách trong giới võ lâm của Đại Việt. Để phân biệt với các võ phái khác, Tự An đặt tên cho võ phái của mình là Đông A, chiết tự chữ “Trần” ra hai chữ “Đông và A” mà thành. Thời ấy ở Đại Việt có 3 phái võ nổi danh: phái võ Lĩnh Nam xuất phát từ Mê Linh, sau lưu truyền quanh vùng Tam Đảo-Ba Vì; phái võ Hoa Sơn xuất phát từ Kinh Bắc rồi lan truyền ra Thăng Long và các vùng phụ cận; phái võ Đông A của Tự An. Ba phái võ trên đều tràn đầy lòng tự tôn dân tộc, nhưng có sự khác nhau về hệ tư tưởng lại muốn thống trị giới võ lâm cả nước nên mâu thuẫn khá gay gắt. Phái Lĩnh Nam sùng bái đạo Lão, hai phái Hoa Sơn và Đông A cùng xuất phát ở Kinh Bắc, cùng theo Phật giáo Thiền tông, nhưng khác nhau về thân phận và võ thuật. Phái Hoa Sơn thuộc hoàng tộc nên lấn át phái Lĩnh Nam và Đông A về nhiều phương diện. Thế nhưng Đông A với sự dìu dắt của Trần Tự An hồi ấy có “Côi Sơn tam anh”, ba nhân vật võ công lừng lẫy là Thanh Mai, Tự Mai, Thông Mai.
Trước khi qua đời, Trần Tự An khuyên con trai là Trần Tự Mai nên tìm cách chuyển võ đường Đông A đi một nơi khác để tránh sự xung đột với phái Hoa Sơn, có hại chung cho sự nghiệp võ lâm Đại Việt. Lúc đầu Tự Mai chuyển đến ở Đông Triều, Chí Linh. Sau đó đến đời con là Trần Tự Kinh (tên nghĩa là Kình) quyết chí đi khẩn hoang ở châu thổ sông Nhị Hà. Mười năm đầu Trần Tự Kinh dựng trại ở Tức Mạc với hai con trai rất giỏi võ là Trần Tự Hấp và Trần Tự Duy. Về cuối đời, ông nghe theo người con trưởng là Tự Hấp chuyển hẳn về ấp Thái Đường, định cư lâu dài, có nhiều ân đức với dân trong vùng. Đến đời Tự Hấp (tên nghĩa là Trắm) kế tục làm trưởng môn phái võ Đông A, thanh thế họ Trần đã rất lớn.

Đại Việt sử ký toàn thư có chép về gia thế của vua Trần Thái Tông như sau:

Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá.

Mặc dù còn nhiều giai đoạn mơ hồ, chưa rõ ràng trong tiến trình của lịch sử, nhưng đa số các tài liệu, tư liệu hiện nay cơ bản thống nhất về tiến trình phát triển của dòng họ Trần như đã trình bày ở trên. Qua đó, chúng ta cũng có thể nhận định rằng, sự phát triển của họ Trần tại Việt Nam có khởi nguồn từ rất sớm, và không phải chỉ có một nguồn gốc. Họ Trần (Trần) là một trong những họ phổ biến và có tầm quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Họ Trần xuất hiện trong lịch sử Việt Nam chủ yếu trong thời kỳ triều đại Nhà Trần (1225-1400), một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, với nhiều vị vua nổi tiếng như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và đức Trần Hưng Đạo. Họ Trần đã có nhiều đóng góp lớn trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống lại xâm lược của Nguyên Mông và các cuộc chiến khác. Và được xem là một biểu tượng của sự đoàn kết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh và xây dựng đất nước.

Chia sẻ

close