Giải ảo thuyết Bách Việt, và số năm tuổi của đất nước dân tộc Việt Nam
Thời gian gần đây, phong trào chủ nghĩa dân tộc nửa vời, chủ nghĩa dân tộc cánh tả, chủ nghĩa dân tộc cực đoan….. Đang có những biểu hiện bộc phát ở Việt Nam. Một trong những hậu quả của chủ nghĩa dân tộc cánh tả nửa vời là sinh ra thuyết Bách Việt thượng đẳng, ngộ nhận về thời điểm lập quốc của Việt tộc Những người theo thuyết Bách Việt thượng đẳng đều căn cứ vào một đoạn trích dẫn về họ Hồng Bàng trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) do Ngô Sĩ Liên chép lại.
Theo đó, thời điểm lập quốc của Việt tộc được Ngô Sĩ Liên lược chép từ Lĩnh Nam Chích Quái và cho là thủy tổ Kinh Dương Vương làm vua Bách Việt từ năm 2879 TCN. Coi đó là thời điểm quốc gia Xích Quỷ của tộc Bách Việt ra đời. Dấu mốc này với sự lược chép từ Ngô Sĩ Liên đã biến Xích Quỷ trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên trái đất. Sớm hơn Nhà Hạ (truyền thuyết của TQ) đến hơn 500 năm. Sớm hơn văn minh sông Ấn khoảng 800 năm. Ngang với tuổi đời của nền văn minh Lưỡng Hà cổ. Chỉ thua mỗi tuổi đời của Ai Cập Cổ Đại
Điều này kết hợp với hàng loạt truyền thuyết về cái gọi là Bách Việt khác. Biến quốc gia Xích Quỷ trở thành 1 trong những cái nôi của văn minh nhân loại, khai sáng cho cả Đông Á…… Sự thực thế nào? Đầu tiên, phải nói là Ngô Sĩ Liên đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi đưa tập hợp các truyền thuyết vào một bộ sử quốc gia.
Bản gốc của truyền thuyết họ Hồng Bàng mà cụ Liên xào xáo là từ Liễu Nghị truyện – một truyện dân gian từ thời Đường. Sai lầm này của Ngô Sĩ Liên đã bị chính các nhà sử học cùng thời và sau đó chỉ trích mạnh mẽ. Ngô Thì Sĩ đã kịch liệt phản đối sai lầm này như sau: Nay xét phần ‘Ngoại kỷ’ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào ? Biên chép tên húy Kinh Dương vương, Lạc Long quân sao riêng lược bỏ Hùng vương ?
Thời Ngũ đế trở về trước thì chưa từng gọi là ‘vương’. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy lại tại kẻ hiếu sự thấy trong ‘Liễu Nghị truyền thư’. Trong truyện nói con gái Động Đình quân gả cho con thứ của Kinh Xuyên vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng và cho đó là sự thực. Phàm những truyện lấy từ ‘Lĩnh Nam chích quái’, ‘Việt điện u linh’, cũng như Bắc sử lấy ở ‘Nam Hoa kinh’ và thiên Hồng Liệt đấy. Quốc sử quán triều Nguyễn cũng chỉ trích: Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương vương, Lạc Long quân trong ‘Hồng Bàng thị kỷ’, vốn từ thời thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với ‘Liễu Nghị truyện’ của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ. Đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc”.
Chép lại để “lấy nghi truyền nghi” mà thôi Và cái danh từ Bách Việt cũng chỉ là một từ chung chung mà Tư Mã Thiên viết trong Sử Ký để chỉ các nhóm dân phi Hán ở nam sông Trường Giang. Họ là ai, đặc điểm dân tộc là gì, liên kết với nhau ra sao??? Không ai biết? Các học giả hiện đại cho họ là 1 nhóm tập hợp lỏng lẻo của các sắc dân người Tai Đông Nam Á. Hoặc họ chỉ là một cộng đồng tưởng tượng. Vậy thời điểm khai quốc của Việt Nam từ khi nào? Nhiều học giả hiện nay căn cứ vào các ghi chép rời rạc của sử Trung Quốc ước tính niên đại Hùng Vương rơi vào thời Chu Trang Vương (tức thế kỷ 7 TCN).
Tuy nhiên, giáo sư Trần Quốc Vượng trong nhiều công trình của mình đều kết luận “Hùng Vương” là một tập hợp các bộ lạc, thị tộc trong giai đoạn tan rã của chế độ mẫu hệ. Hoàn toàn chưa đủ cơ sở để coi là một nhà nước hay một nền văn minh.
Như vậy, thuyết Bách Việt không có cơ sở khoa học. Thời đại Hùng Vương cũng chỉ là “lấy nghi truyền nghi” chứ không đủ cơ sở để khảo cứu. Xét ra cũng chỉ như nhà Hạ bên Tàu mà thôi Tự hào dân tộc là tốt. Nhưng phải có logic và dẫn chứng đầy đủ để chứng minh.
việc nghiên cứu và hiểu rõ lịch sử của một dân tộc yêu quý là quan trọng. Sử dụng dẫn chứng và cơ sở khoa học là cách tốt nhất để xác định và giải thích các sự kiện lịch sử và di sản văn hóa của một quốc gia.
Lịch sử là một lĩnh vực phức tạp và luôn cần sự nghiên cứu và đánh giá chính xác. Sự thấu hiểu và hiểu biết đúng về lịch sử có thể giúp ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc và phát triển của dân tộc, đất nước, và văn hóa. Đồng thời, nó cũng có thể giúp ta hình thành một quan điểm cởi mở và hiểu biết đối với các dân tộc và nền văn hóa khác nhau.