HUYỀN BÍ THÁP PHỔ MINH
Tháp Phổ Minh Nam Định đến nay đã hơn bẩy trăm năm (1305 – 2023). Tháp vẫn sừng sững tọa lạc. Mặc dù đã trải qua nhiều thời gian, trải qua nhiều triều đại, thời đại, trải qua nhiều cuộc chiến tranh với đao gươm, lửa đạn của các cuộc chiến, các thời phong kiến và hiện đại. Tháp Phổ Minh vẫn sừng sững và luôn là đại danh lam của các thời kỳ.
Tháp Phổ Minh, từ xưa cho đến nay, tháp luôn được các nhà khoa học, khảo cổ học, sử học và nhiều người quan tâm đến với công trình, kiến trúc nghệ thuật, mỹ thuật cảnh quan này.
Tháp Phổ Minh: Một Số Điều Chưa Lý Giải…?
Tóm Tắt các sách sử ghi chép về Chùa và Tháp Phổ Minh như sau:
Chùa Phổ Minh được dựng lên trên khu Miếu đất Khang Kiện xưa “thuộc Phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định ngày nay” có thế đất hình lực sỹ, phải có nghiên bút, trái có cờ kiếm, sau có cửu tinh thổ phụ, minh đường nước chảy vòng vo.
(Cửu tinh thổ phụ: Đất hình chín ngôi sao, có thể là 9 đống đất nằm rải rác, nay những đống đất đấy không còn, do bị san ra vào quãng thập kỉ sáu bảy mưoi của thế kỉ 20)..?
Trước sân chùa có một cây Tháp cao 14 tầng, trên 12 tầng xây gạch đỏ, bắt mạch, để trần. Đầu mỗi viên gạch có hàng chữ Hán.
(Hưng Long tam niên – năm Hưng Long thứ 3 – 1305) và có hình con rồng nổi thời Trần.
Dưới 2 tầng xây đá xanh, hình vuông, mỗi cạnh dài 8,6 mét, trạm khắc hoa lá tinh xảo.
Tháp cao 5 trượng 3 thước “19,51 mét”. Chân vuông vức 1 trượng. Ở bên có cột đá, lấy dây đồng chằng lại phía trên đỉnh tháp.
(Tháp Phổ Minh là một trong những nơi lưu giữ sá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông)
Trước Tháp đặt một Đỉnh Đồng “gọi là Vạc Phổ Minh”, đây tức là một trong bốn đồ quý của nước Đai Việt.
Giặc nhà Minh, là tướng Vương Thông vì trận thua ở Tốt Động bị mất hết quân khí, đã phá Vạc ra làm vũ khí”
Tấm bia “Phổ Minh thiền tự bi” thời Cảnh Trị năm thứ sáu (1668) viết: “Nhà Lý xây dựng chùa, họ Trần điểm tô. Nhớ xưa điện đài nguy nga, trấn giữ. Có đỉnh vàng ngàn cân, quy mô sáng sủa trăm thước phù đỗ”.
Thời Tây Sơn, Cảnh Thịnh thứ tư (1796) bài “Phổ Minh tự đỉnh” khắc trên quả chuông treo tại chùa: “Phổ Minh, ngôi chùa cổ trước đây là một đại danh lam của nước Đại Việt, xây dựng từ thời phồn thịnh nhà Lý, được mở rộng vào thời nhà Trần.
Tương truyền từ khi nhà Trần cho đào sông Vị Hoàng.Tháp Phổ Minh tự dưng nghiêng đi, ngôi vua nhà Trần cũng dần dần suy đi đến sụp….?
Cuối thế kỷ XIV nhà Trần sa sút, Phụ chính Thái sư Lê Quý Ly. kiểm soát triều đình, đổi họ Hồ, soán ngôi nhà Trần, lên làm vua năm 1400, đặt tên nước là Đại Ngu.
(Tháp Phổ Minh vẫn y nguyên)
Năm 1406, Minh Thành Tổ Chu Đệ dùng chiêu bài “phù Trần diệt Hồ”, sai hai tướng Hàn Quan, Hoàng Trung đem 10 vạn quân Quảng Tây xâm lược Đại Ngu. Năm 1407, sau khi đánh bại cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Chúng phá và san bằng hành cung Thiên Trường. Hành Cung gồm nhiều công trình lớn nhỏ, như cung Trùng Quang và Trùng Hoa..vv..
Tại đây từ xưa đã có nhiều phương sách quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh đã ra đời và được thực thi. Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược và đã trở thành đầu não căn cứ địa, thủ đô kháng chiến. Vì thế giặc Minh đã cho phá nơi này. Nhưng duy nhất chỉ còn lại đến ngày nay là chùa và Tháp Phổ Minh.
(Giặc Minh không phá chùa và tháp Phổ Minh, phải chăng chúng sợ gì đó mà không dám phá. “Nghĩ” Vạc Phổ Minh 1 trong Tứ Đại thần khí của Đại Việt được đặt trước tháp, chúng còn phá cho đúc vũ khí. Rồi đến thời Tây Sơn có viên tướng tên là Trấn Túc đem quân đến lấy cái hồ lô đồng trên đỉnh tháp và các dây đồng. Khi dỡ đến tầng thứ ba, bỗng có một vật giống như tấm lụa đỏ bay lên trời, mới kinh sợ liền xây đắp lại như cũ) …?
Cho đến thế kỷ XV chùa và Tháp Phổ Minh vẫn là di tích có danh tiếng. Trong tập bản đồ Hồng Đức vẽ vào năm 1470 thì Sơn Nam Thừa Tuyên bao gồm 9 phủ, 36 huyện chỉ có chùa và tháp Phổ Minh là đại danh lam.
Vào thời Lê – Mạc. Danh sĩ người xứ Đông Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585). Là một cư sĩ, hiệu Bạch Vân Am Cư Sĩ, trong một lần qua vùng Sơn Nam Hạ vãn cảnh chùa Phổ Minh, khoảng hơn một thế kỷ sau loạn giặc Minh xâm lược qua đi, đã để lại bài thơ thất ngôn bát cú Du Phổ Minh Tự như sau:
Phiên Âm:
Du Phổ Minh tựLoạn hậu trùng tầm đáo Phổ Minh,Viên hoa dã thảo cựu nham quynh.Bi văn bác lạc hoà yên bích,Phật nhãn thê lương chiếu dạ thanh.Pháp giới ưng đồng thiên quảng đại,Hương nhân do thuyết địa anh linh.Liêu liêu cổ đỉnh kim hà tại?Thức đắc vô hình thắng hữu hình.
Tạm Dịch nghĩa:
Thăm Chùa Phổ MinhSau khi loạn lạc lại tìm đến chùa Phổ Minh,Vẫn hoa vườn cỏ nội với cửa đá cũ.Văn bia mờ nhạt hoà trong làn khói biếc,Mắt Phật lạnh lùng soi thấu đêm thanh.Pháp giới phải ngang với tầm rộng lớn của trời,Người làng vẫn nói đến sự anh linh của đất.Vắng vẻ lặng lẽ, vạc xưa nay còn đâu ?Thế mới biết vô hình vẫn thắng hữu hình.
Khoảng năm 1915 – 1920. Trương Văn Thái một nhà buôn ở Hà Nội về sửa tháp Phổ Minh và đã cho trát vữa lên tháp phủ kín những họa tiết trang trí trên gạch của Tháp. Làm giảm đi sự mỹ thuật của kiến trúc này.
Ngày nay Tháp Phổ Minh vẫn sừng sững, tạo phần tô đẹp cho cảnh quan và là tiêu biểu cho văn hóa Nam Định nói riêng và Việt Nam nói chung.
Huyền Bí Tháp Phổ Minh. Có lẽ mỗi người mỗi cách nhìn và nhận biết, theo riêng của mỗi người….
Trân trọng cảm ơn đã đọc bài:
Nam Định Xưa Và Nay : Nguyễn Trung