TỤC LỆ GIỖ ĐỨC THÁNH TRẦN Ở NAM ĐỊNH XƯA
Sinh vi tướng, tử vi thần
Đức Thánh Trần
Đức Thánh Cha
Tháng tám giỗ Cha
Tháng ba giỗ Mẹ
Ở Nam Định xưa, có lệ tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ. Cha tức ông Trần Quốc Tuấn lấy dân làm gốc đánh thắng Bắc quốc, mẹ tức là bà chúa Liễu Hạnh, có gương làm con, làm vợ, làm mẹ rủ lòng nhân từ giúp đỡ người lúc khó khăn. Nhiều vùng trong nước và ngoài nước đều hâm mộ.
Trần Quốc Tuấn. Ông là con An Sinh Vương Trần Liễu (anh ruột vua Trần Thái Tông).
![Có thể là hình ảnh về đài kỷ niệm và văn bản](https://scontent.fhph1-3.fna.fbcdn.net/v/t39.30808-6/379507636_3180790662223740_8989801269399853121_n.jpg?_nc_cat=105&ccb=1-7&_nc_sid=4c1e7d&_nc_ohc=pgAbx9AZ0GQAX-mzYAG&_nc_ht=scontent.fhph1-3.fna&oh=00_AfAqdWNrTOJx1FuqZh58lav3dM4WSnSY9ockScjFdn6fPQ&oe=65149495)
Hồi nhỏ có thầy tướng bảo ông, “Ngày sau có thể giúp nước giúp đời”. Đến khi lớn lên rất thông minh, văn võ toàn tài, hai lần đánh Nguyên bắt được tướng giặc là Ô Mã Nhi, làm bậc tôi có công nhất trong
một đời. Ngày 20 tháng 8 nằm Canh Tý (tức ngày 5-9-1300) ông mất tại phủ đệ Vạn Kiếp, được triều đình phong tặng danh hiệu:
Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Thời Nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 4, được đưa vào thờ trong miếu đế Vương các đời. Năm Minh Mệnh 16 lại được thờ trong Võ miếu.
Trong sách “Thôi Thực Ký Văn” có chép rằng: Ông là người có tài danh, lại ở vào chỗ hiềm nghi, thế mà hay lấy lòng chí thành để cảm hoá được mọi người, giúp cho thời thế khó khăn được qua khỏi, đánh cho giặc Nguyên đại bại nhiều lần, bắt được bọn chủ soái, làm cho nước trở nên yên lành.
Xem ông bỏ cái mũi sắt nhọn cắm đầu gậy và đòi giết Quốc Tảng với bài Hịch dụ các tướng sĩ, lấy việc Hàn Tín chết thay cho vua Hán Cao, Đô Vu đem mình che cho vua nước Sở, thề giết cho được bọn mọi Thát Đát, làm cỏ hết đất Vân Nam, thì biết ông chẳng những là người có tài lược hơn đời, mà lại khéo ăn ở ở chỗ hiềm nghi, trung trinh thành khẩn. Thân là một trang nhân vật hơn đời. Chẳng những là nước Nam ta chứ cho đến nước Trung Quốc từ đời Hán đời Đường trở về sau cũng chưa dễ có ai hơn được….
Tục Lệ ở Nam Định Xưa giỗ Hưng Đạo Vương như sau:
Giỗ ở đền Cố Trạch. Chiều 19 tháng 8 âm lịch hàng năm, tại các nơi như Hữu Bị, Đệ Nhất, phố Nam Mỹ, rước đến trước. Tới sáng 20 tháng 8 thì các nơi Hậu Bồi, Đệ Tứ, Phương Bông lễ trước, Hữu Bị, Đệ Nhất, Nam Mỹ, Tức Mặc lễ sau, đến chiều 20 thì tản hết. “Ngày 21 tháng 8 lễ tạ”.
Lễ thì đều dùng tam sinh hoa quả để lễ.
Sau thì Đền Cố Trạch và Đền Bảo Lộc có lệ quốc tế, 3 năm một kỳ vào
ngày 20 tháng 8, do Tổng đốc Nam Định chủ trì.
Đền Cố Trạch còn gọi là đền Hạ.Tại gian giữa hiên toà tiền đường có bức đại tự “Nam mặc miếu trạch”
(miếu nhà ở đất Nam Mặc)
Tấm bia “Nam Mặc miếu trạch bi ký khắc năm Duy Tân thứ 2 (1908), có nội dung như sau: Vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) sau khi sửa xong toà miếu thờ 14 vị vua Trần thì làm đền thờ Hưng Đạo Vương, bắt đầu khởi công vào ngày 13 tháng 10 đến ngày 21 tháng chạp năm sau công trình mới hoàn thành.
Văn bia “Trùng Kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký: Văn bia ghi việc dựng nhà cũ của Hưng Đạo thân vương, dựng năm Thành Thái thứ 9 (1897) có nội dung như sau:
Lần sửa lại miếu nhà Trần vào năm Tự Đức thứ 21 (1868) đã đào thấy ở bên đông miếu một mảnh bia vỡ có ghi:
Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo Vương)
Đền Bảo Lộc: Là nơi thủa thiếu thời Trần Hưng Đạo tu luyện binh pháp, lại được ban phong thái ấp. Trước đây Đền có tên là đền An Lạc hay đền Hà Lạc, Đền nằm ven bờ sông Châu Giang, trước cửa Đền là cửa sông Tuần Vường. Sau bờ sông lở Đền mới chuyển về vị trí hiện nay.
Sử cũ ghi: Miếu Hà Lạc thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương ở xã Bảo Lộc ở bên bờ sông. Lăng của Vương ở bên phải. Ngày 20 – 8 âm lịch (tức ngày kị). Hàng năm, nhân dân sĩ thứ bốn phương đều về chiêm bái, xe ngựa đi lại luôn luôn không ngớt, thuyền bè trên sông qua lại như mắc cửi. Đấy là một ngày hội vui nhất của tỉnh thành Nam Định…
Đa số các sách sử và tài liệu nghiên cứu lịch sử và cả dân gian thời sau thường dùng tên gọi vắn tắt Ông là “Trần Hưng Đạo” thay cho cách gọi đầy đủ của Ông là “Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn”.
Bao gồm tước hiệu được sắc phong cho ông. Ông là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
Nam Định Xưa Và Nay: Nguyễn Trung viết lại theo Đóng góp Của Đại đức Thích Tuệ Hải – Vũ Hoài Nam