TẠI SAO KHI ĐỐT VÀNG MÃ LẠI PHẢI ĐỔ RƯỢU?

Tranh: Kỹ thuật người An Nam – Henri Oger
Tục vàng mã là của đạo gia sang chúng ta là đạo mẫu tam tứ phủ. Ông bà tổ tiên từ xưa để lại và quan niệm “trần sao âm vậy”, nên kèm theo những lễ vật, hoa quả, đồ mặn, đồ chay được dâng cúng thì còn có vàng tiền đi theo.
Sau khi nhang đã tàn, gia chủ phải mang vàng tiền đi hóa (đốt) để “gửi” về cõi âm cho ông bà tổ tiên với mong muốn họ ở thế giới bên kia được đầy đủ sung túc. Hóa vàng phải hóa đến khi hết sạch, không còn sót lại chút nào mới tính là hoàn chỉnh.
Đốt xong, người ta phải đổ chén rượu vào đống tro. Theo quan niệm dân gian, việc đổ chén rượu vào đóng tro vàng mã với ý nghĩa để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là “đòn gánh” để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.
Con người sau khi mất tồn ở 2 thể Hồn và Phách.
Hồn nhẹ bay lên, Phách nặng giáng xuống nên có câu Hồn bay Phách lạc.
Đốt hương để cầu hồn. Rót rượu xuống đất để thỉnh Phách lên.
Hoá vàng mà rót rượu xuống đất cũng với ý này. Thỉnh phách về nhận vàng mã con cháu, tín đồ hoá gửi.
Phong tục làm lễ hóa vàng là một trong những nét đẹp truyền thống, ẩn chứa đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho con cháu, nhắc nhở những ai còn sống phải luôn ghi nhớ về những kỉ niệm, công đức của ông bà.